Monday, October 23, 2017

Râu Beard Ria Mép Mustache

Theo tư tưởng thần bí Kabblah, con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là tất cả các bộ phận của cơ thể đại diện cho một sức mạnh khác nhau của Thiên Chúa. Chủ nghĩa thần bí Kabbalah cho chúng ta biết rằng bộ râu đại diện cho sức mạnh lòng thương xót của Thiên Chúa.

Genesis 1:26 Đức Chúa Trời phán: “Chúng ta hãy tạo nên loài người như hình Ta và giống như Ta, để quản trị các loài cá biển, chim trời, súc vật trên cả trái đất và các loài vật bò trên đất.”

Psalm 133 Thật tốt đẹp thay và phước hạnh biết bao khi anh em sống hòa thuận với nhau ! Ðiều ấy chẳng khác gì dầu quý giá trên đầu chảy xuống, Chảy xuống râu, Chảy xuống râu của Aaron, Rồi tiếp tục chảy xuống trên vạt áo của ông ta. Ðiều ấy giống như sương móc từ Núi Hermon sa xuống các rặng núi Zion, Vì tại đó CHÚA đã ban phước, Phước hạnh của sự sống đời đời.

Leviticus 19:27 Các ngươi chớ cắt mái tóc xung quanh thái dương mình hoặc xén bộ râu mình,

Râu quai nón là những sợi tóc mọc xuống từ đầu cho đến phần còn lại của cơ thể. Râu quai nón là chiếc cầu bắt nhịp kết nối giữa lý trí và trái tim, giữa tư tưởng và hành động, giữa lý thuyết và thực hành, giữa ý định tốt và việc làm tốt. Đó là lý do chúng ta (người Do Thái) không cắt râu quai nón, nhưng để Râu quai nón phát triển sinh sôi nảy nở, để mở một dòng chảy của lý tưởng và triết lý của tâm trí vào lối sống hằng ngày của chúng ta. Thầy Aron Moss

Vinh quang của khuôn mặt là một bộ râu; niềm hân hoan của trái tim là một người vợ; di sản của Thiên Chúa là trẻ em (Shabbos 152a) the glory of a face is its beard; the rejoicing of one's heart is a wife; the heritage of the Lord is children (Shabbos 152a)

Đàn ông người Do Thái thường để râu quai nón, nam giới người Do Thái xem râu quai nón là một biểu tượng của vẻ đẹp nam tính.

Một nhà văn thời trung cổ ghi nhận, “để trang điểm khuôn mặt của một người đàn ông là râu của ông ta” (Cyrus Adler, W. Max Muller, và Louis Ginzberg 2004).

Râu được cho rằng đó là do Thiên Chúa ban cho đàn ông để phân biệt đàn ông với phụ nữ. Do đó, việc cạo râu, hay nhổ râu, hoặc làm hư hỏng bộ râu là một sự sỉ nhục. Bị người khác cắt râu hay bị người khác cạo râu là một sự nhục nhã đối với người Do Thái.

II Samuel 10:1-5 Sứ Giả Của Vua Đa-vít Bị Người Am-môn Làm Nhục

1 Chẳng bao lâu sau đó, vua dân Am-môn qua đời. Con vua là thái tử Ha-nun lên ngôi kế vị.

2 Vua Đa-vít tự nhủ: “Ta muốn đối xử trung hậu với vua Ha-nun, con vua Na-hát, y như vua Na-hát đã đối xử trung hậu với ta.” Vua Đa-vít liền sai một số triều thần đi sứ đến chia buồn với vua Ha-nun về sự qua đời của vua cha là Na-hát. Vậy triều thần vua Đa-vít đi sứ đến nước dân Am-môn.

3 Nhưng các tướng lãnh dân Am-môn tâu với chúa mình là vua Ha-nun: “Bệ hạ tưởng Đa-vít thật sự kính trọng vua cha khi sai sứ đến chia buồn với bệ hạ sao? Không đâu! Đa-vít sai sứ thần đến với bệ hạ chỉ để dò xét và do thám thành đô với mục đích đánh chiếm thành sau này!”

4 Vua Ha-nun truyền lệnh bắt các sứ thần của vua Đa-vít, đem cạo sạch râu một bên mặt, cắt bỏ một bên nửa áo quần của họ ngay phía mông, rồi thả họ về.

5 Vua Đa-vít nghe tin, sai người đi đón các sứ thần vì họ cảm thấy nhục nhã lắm. Vua bảo họ: “Các ngươi cứ ở lại thành Giê-ri-cô, chờ cho râu mọc lại, rồi hãy về

Người cùi được cạo râu để phân biệt họ với những người khác vì căn bệnh đáng sợ của họ. Những người để tang cắt hoặc nhổ râu của họ như là một dấu hiệu của sự đau buồn, một thực tế bị các thầy tư tế chỉ trích. Nhưng đối với phần lớn, người Do Thái luôn xuất hiện với một bộ râu rậm, đầy đủ, bao gồm cả một bộ ria mép được cắt tỉa. Người thợ hớt tóc đã được sử dụng cho nghi thức cạo râu và thỉnh thoảng cắt tỉa. Các thầy tư tế bị cấm cắt tỉa các góc cạnh bộ râu của họ. Một trong những phương cách các chiến binh có thể hạ nhục kẻ thù hoặc làm cho gã trở nên suy nhược là cắt râu của gã.

Chúng ta có thể thu thập từ các bức phù điêu và các di tích khác của thế giới cổ đại rằng các quốc gia khác mà người Do Thái có mối quan hệ thường xuyên có những phong cách râu khác nhau. Khi Giuse ở Ai Cập, ông đã cạo râu (St 41,14), phù hợp với tục lệ người Ai Cập. Thật là lạ lẫm, phụ nữ Ai Cập đeo râu nhân tạo gắn vào cằm của họ vào những dịp lễ nhà nước, còn đàn ông thắt hàm râu thành những búi tóc nhỏ. Dân du mục cắt bớt hai bên bộ râu của họ, tạo ra một bộ râu nhọn. Người Babylon và Assyria có bộ râu quăn công phu và người Hy Lạp cạo râu. Trong suốt thời kỳ người Hy Lạp cai trị Palestine, phong tục này khiến nhiều người Do Thái từ bỏ bộ râu của mình, một dấu hiệu từ bỏ Do Thái giáo. Trong thời hiện đại, bộ râu đầy đủ đã trở thành dấu hiệu của người Do Thái Hasidic. Râu cũng là dấu chỉ của người đàn ông trưởng thành, có gia đình của một số giáo phái Kitô giáo.

Maria Ngô Liên chuyển ngữ (Lv 21, 5; 2 Sm 10, 4; Is15, 2; Gr 9, 26) Trích dịch tác phẩm “All Things in the Bible” của tác giả Nancy Tischler Đọc thêm: Adler, Cyrus, W. Max Muller, and Louis Ginzberg, “Beard”, jewishencyclopedia.com (accessed December 30, 2004).

No comments:

Post a Comment