Vì sao người Do Thái ở Mỹ Giàu Sang ?
Khoảng 100 năm trước đây, kể từ khi có hàng loạt người do thái nhập cư, người Do Thái đã trở thành nhóm sắc tộc tôn giáo giàu nhất trong xã hội Hoa Kỳ nước Mỹ.
Ở nước Mỹ thì người Do Thái chỉ chiếm 2% dân số Hoa Kỳ, nhưng người do thái chiếm 25% trong tổng số 400 người Mỹ giàu có nhất.
Người do thái đã làm cách nào mà trở nên giàu sang phú quý như vậy ?
Và tiền viện trợ mà người do thái ở Mỹ gửi cho khúc ruột ngàn dặm Israel quan trọng như thế nào ?
Chủ tịch Đại Hội Thế Giới của người Do Thái là ông Ronald Lauder gần đây đã gây phản ứng dữ dội bằng cách kêu gọi quốc gia Israel khởi động các cuộc đàm phán hoà bình với người Palestine. Tuyên bố này được coi là lời chỉ trích chống lại một người bạn thân của quý ông Lauder là thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Sau đó thì Lauder lại tỏ thái độ ủng hộ "rõ ràng" cho Netanyahu và "các chính sách để tìm kiếm và tạo ra một nền hòa bình lâu dài ở Trung Đông
Những lời nhận xét của Lauder đã lấy làm tiêu đề trên báo chí và đã gây ra những phản ứng nhiệt tình và giận dữ không chỉ vì vai trò quan trọng của ông, mà còn và chủ yếu bởi vì ông là một người rất giàu sang giàu có.
Phố Wall thì có nhiều người Do Thái
Tạp chí Forbes ước tính tài sản của ông là 2,7 tỷ mỹ kim. Gia đình ông sở hữu thương hiệu mỹ phẩm khổng lồ Estée Lauder, ông là một trong những nhà sưu tập nghệ thuật lớn nhất thế giới, và sở hữu hàng chục kênh truyền hình và các phương tiện truyền thông tại Mỹ và trên toàn thế giới, trong đó ông sở hữu 25% kênh truyền hình 10 của đất nước Israel. Ông là một nhà tài trợ lớn cho vô số các tổ chức của người Do Thái và Israel, các cơ quan và cán bộ - bao gồm cả Netanyahu.
Người Do Thái ở tại tất cả các trung tâm quyền lực
Lauder chắc chắn không phải là người Mỹ gốc Do Thái duy nhất lấy tiền mà ông kiếm được để hỗ trợ và tài trợ cho Israel trong khi gây ảnh hưởng đến tổ quốc. Nhiều người Israel trưởng thành đã từng nhận được một bưu kiện từ ông chú giàu có ở Mỹ trong thời thơ ấu của họ. Hàng ngàn các tổ chức, bao gồm cả các bệnh viện và các trường đại học, nhận được hàng tỷ tiền shekels đến từ các khoảng đóng góp và các khoảng tài trợ đến từ Mỹ. Một nghiên cứu của trường Đại học Hebrew cho thấy những khoảng tài trợ của Mỹ chiếm khoảng 2/3 tất cả các khoảng đóng góp cho Israel.
Mỗi người nhập cư mới thì nhận được viện trợ từ các cơ quan tổ chức của người Do Thái, mà ngân sách chủ yếu được tạo thành từ sự đóng góp nhiệt tình của Mỹ. Nhiều người trong chúng ta sống trên mảnh đất được mua của Quỹ dân tộc Do Thái đã mua đất đai từ người Ả Rập bằng chính những đồng tiền mà người Do Thái ở Mỹ chi trả. Một sinh viên chủng viện Do Thái Haredi được tặng 1000 đồng NIS ($ 295 đô la Mỹ) cho mỗi tháng từ chính phủ Israel, và còn nhận thêm 3000 đồng NIS ($ 885 Mỹ kim) từ các nhà tài trợ Haredi ở Mỹ Hoa Kỳ.
Bách khoa toàn thư trực tuyến của người Do Thái nói rằng 5,6 triệu người Do Thái sinh sống tại Hoa Kỳ ( không bao gồm nửa triệu người Israel ) - chiếm khoảng 1,8 % dân số . Hầu hết người do thái hoa kỳ sinh sống ở các thành phố giàu có thịnh vượng như: Miami, Los Angeles, Philadelphia và Boston, và chủ yếu là Nữu Ước.
Một nghiên cứu của viện Pew Forum từ năm 2008 đã điều tra ra được rằng người Do Thái là nhóm tôn giáo giàu nhất nước Mỹ : 46 người Do Thái kiếm được hơn 100,000 đô la Mỹ cho một năm, so với 19% trong số tất cả những người Mỹ. Một cuộc khảo sát của Gallup tiến hành trong năm nay cho thấy 70% người Do Thái Mỹ hưởng thụ một tiêu chuẩn sống cao so với 60% dân số và cao hơn bất cứ các nhóm tôn giáo khác.
Hollywood cũng có nhiều người Do Thái
Hơn 100 trong số 400 tỷ phú trong danh sách Forbes về những người giàu nhất nước Mỹ là người Do Thái. Sáu trong số 20 quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu ở Mỹ thuộc về người Do Thái, theo tờ báo tạp chí Forbes.
Người sáng lập Google là Sergey Brin có cha là người Do Thái, người sáng lập Facebook là Mark Zuckerberg cũng là người Do Thái, phụ tá David Fischer là con trai của thống đốc Ngân hàng Israel là Stanley Fischer. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, Ben Shalom Bernanke thì cũng là người Do Thái luôn, cũng giống như người tiền nhiệm là ông Alan Greenspan, và người sáng lập Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ông Paul Warburg.
Người Do Thái nổi tiếng là có máu mặt ở Phố Wall, Thung lũng Silicon, Quốc hội Mỹ và Chính phủ Hoa Kỳ, Hollywood, mạng lưới truyền hình và báo chí Mỹ - cách xa hơn so với tỷ lệ dân số của họ.
Từ thị trấn cho đến những con hẻm Brooklyn
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, làm cho người Do Thái ở Mỹ là một trong những dân tộc giàu có nhất trong vũ trụ. Câu chuyện thành công của người Do Thái là hiện tượng đáng xem xét về cách nào mà họ trở nên giàu có rất nhanh chóng.
Chỉ vài ngàn người Do Thái sống ở Mỹ khi quốc gia Hoa Kỳ được thành lập vào ngày 4 tháng bảy năm 1776, hầu hết là những người do thái Marrano và những người bị lưu đày hoặc đã trốn thoát khỏi Tây Ban Nha với sự ủng hộ của các nhà thuộc địa ở Bắc Mỹ.
Vào giữa thế kỷ 19, có khoảng chừng 200.000 người Do Thái di cư đến Mỹ, chủ yếu là từ Đức và Trung Âu. Hầu hết trong số họ là người theo đạo Do Thái nhánh Cải Cách, có điều kiện cơ ngơi khá giả, đã coi chính bản thân họ là người Đức và người Mỹ hơn là người Do Thái. Họ sống rải rác trên khắp các lục địa và thành lập các doanh nghiệp kinh doanh, từ các cửa hàng nhỏ và các nhà máy cho tới các gã khổng lồ tài chính như Anh em nhà Lehman và Goldman Sachs.
Làn sóng lớn người nhập cư bắt đầu vào năm 1882 . Czarist Nga, đó là quê hương của khoảng một nửa số người Do Thái trên thế toàn giới, đã trải qua một cuộc cách mạng công nghiệp thất bại và đang trên bờ vực sụp đổ, trong khi đó thì những người Do Thái sống ở các thị trấn nhỏ trở thành nghèo khổ và phải trải qua những cuộc tàn sát đàn áp bách hại tàn bạo.
Trong vòng 42 năm, khoảng hai triệu người Do Thái di cư đến Mỹ, những di dân người Do Thái này đến từ Ukraine, phía tây nước Nga, Ba Lan, Lithuania, Belarus và Romania. Họ chiếm khoảng 25% tổng dân số Do Thái ở các quốc gia trên, khoảng 15% tổng dân số người Do Thái trên khắp thế giới, và đông gấp 10 lần số lượng người Do Thái đã di cư đến vùng đất của Israel trong thời gian đó.
Nước Mỹ đã trở thành trung tâm tập trung người Do Thái lớn nhất thế giới. Người nhập cư đổ tràn về Israel đã bắt đầu vào năm 1924, khi nước Mỹ Hoa Kỳ ban hành các chính sách luật pháp gây khó khăn để dừng người nhập cư lại.
Những người nhập cư đến Hoa Kỳ trên những con tàu đông đúc, và hầu hết trong số họ đã nghèo khó như các con chuột trong nhà thờ. Tiến sĩ Robert Rockaway, người đã nghiên cứu trong thời gian đó, đã viết rằng 80% người Do Thái Mỹ đã làm những công việc thủ công trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết người Do Thái làm việc trong các nhà máy dệt may.
Nhiều nơi làm việc đã ngăn chặn ngăn cấm người do thái do một chiến dịch của chủ nghĩa bài do thái được khởi xướng bởi Henry Ford. Đa số người Do Thái sống ở các khu ổ chuột đông đúc và bẩn thỉu ở Nữu Ước - Brooklyn và Lower East Side.
Nhiều bộ phim và các cuốn sách đã mô tả một thế giới được thành lập trong các khu dân cư : sôi động náo nhiết, nhưng khó khăn và tàn bạo. Có một nền văn hóa sống động của các quán rượu và nhà hát kịch nghệ Yiddish nhỏ, cùng với một băng đảng mafia Do Thái với các ông chủ tội phạm khét tiếng như Meyer Lansky, Abner "Longie" Zwillman, và Louis "Lepke" Buchalter, những người này đã lớn lên trong các con hẻm bẩn thỉu dơ dáy.
Nhiều người trong số những người Do Thái, họ là những người xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, họ đã hoạt động trong các công đoàn lao động và các cuộc đình công và các cuộc biểu tình cho người lao động. Nhiều tổ chức công đoàn được thành lập bởi người Do Thái.
Những người Do Thái nhập cư, tuy nhiên, nổi lên từ sự đói nghèo và đã đạt được sự tiến bộ nhanh hơn bất kỳ các nhóm nào khác của dân nhập cư. Theo Rockaway, trong những năm 1930, khoảng 20% những người đàn ông Do Thái có free professions, tăng gấp đôi tốc độ phát triển của toàn bộ dân số Mỹ Hoa Kỳ.
Chủ Nghĩa Bài Do Thái bị suy yếu sau Đại chiến thế giới lần thứ hai và những hạn chế về thuê nhân công người Do Thái bị giảm và sau đó bị hủy bỏ như là một phần của Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, nhờ vào cuộc đấu tranh của các nhà hoạt động tự do, nhiều người trong số họ là người Do Thái.
Năm 1957, thì có 75% người Do Thái Mỹ là công nhân cổ trắng hay dân văn phòng, so với 35% của tất cả người da trắng ở Mỹ; vào năm 1970 thì có 87% đàn ông Do Thái làm việc trong các công việc văn phòng, so với 42% của tất cả người da trắng, và người Do Thái đã kiếm được tiền 72 % hơn so với mức trung bình chung. Còn sót lại duy nhất những người Do Thái nghèo đói thì hầu hết trong số họ vẫn hỗ trợ một chính sách phúc lợi và Đảng Dân Chủ.
Khi người Do Thái đã trở nên giàu có hơn, người Do Thái đã hòa nhập vào xã hội. Người Do Thái đã di chuyển từ khu ổ chuột đến các vùng ngoại ô, người Do Thái quên đi tiếng Yiddish và đã tiếp nhận cách ăn mặc, văn hóa, tiếng lóng và hẹn hò và thói quen mua sắm của các tầng lớp tinh hoa ưu tú không phải là người Do Thái.
Đa số người Do Thái bỏ quên tôn giáo khi họ đã di cư đến Mỹ, nhưng họ đã trở lại với tôn giáo và tham gia các nhánh cải cách và các cộng đồng bảo thủ, trở nên giống người Mỹ hơn, hầu hết trong số họ là những người Kitô hữu rất sùng đạo.
Người Do Thái luôn luôn học hành nhiều hơn
Cùng với người Do Thái, thì có hàng triệu người nhập cư đến Hoa Kỳ và họ đến từ Ái Nhĩ Lan, nước Ý, Trung Quốc và hàng chục các quốc gia khác. Họ cũng đã có cuộc sống ổn định kể từ khi đó, nhưng người Do Thái đã thành công hơn tất cả mọi người khác. Tại sao thế ? Tất cả các chuyên gia mà chúng tôi đã hỏi và họ cho biết rằng đó là do cách giáo dục của người Do Thái. Tổ chức sinh viên Do Thái Hillel Hoa Kỳ phát hiện ra rằng từ 9 cho đến 33 % học sinh trong các trường đại học hàng đầu ở Mỹ đều là người Do Thái.
Truyền thống của người Do Thái luôn luôn thánh hóa việc học tập, và những người Do Thái đã nỗ lực cố gắn phấn đấu học hành kể từ thời điểm họ bước chân đến Mỹ, Danny Halperin, cựu tùy viên kinh tế của Israel ở Washington nói. Ngoài ra, những người Do Thái có truyền thống hùng mạnh trong kinh doanh thương mại tài chính. Ví dụ như người Ái Nhĩ Lan, đến từ gia đình của tầng lớp lao động, có tâm lý khác nhau, ít học hành hơn và kinh doanh ít hơn.
Người Do Thái phát triển vì nhiều khu vực đã cố gắng ngăn chặn họ, Halperin nói. Nhiều người Ái Nhĩ Lan đã tham gia vào các lực lượng cảnh sát, và chỉ có vài người Do Thái. Người Do Thái tham gia các lĩnh vực mới, mà những lãnh vực này cần những người có sáng kiến ý tưởng mới mẻ. Người Do Thái không tham gia vào các ngân hàng truyền thống , vì thế, người Do Thái thành lập các ngân hàng đầu tư đầy mạo hiểm.
Ngành công nghiệp giải trí điện ảnh đã được tạo ra từ đầu những năm 1930, và người Do Thái về cơ bản đã thống trị ngành công nghiệp giải trí này. Cho đến ngày nay thì có rất nhiều các tên tuổi Do Thái trong các chức vụ cao cấp của Hollywood và các mạng lưới truyền hình đại chúng. Sau đó, thì người Do Thái tạo ra các cơn bão của công nghệ cao - một ngành công nghiệp mới mẻ đòi hỏi phải có khả năng học hỏi.
Ông đặt chân tới nước Mỹ với 2 đô la trong tay, cha hoàn thành bằng tiến sĩ
Người Do Thái là những người đầu tiên trải qua sự toàn cầu hóa, Rebecca Caspi, phó chủ tịch cao cấp của Liên đoàn Do Thái Bắc Mỹ (JFNA) nói. Người Do Thái đã có một mạng lưới kết nối toàn cầu trước các dân tộc khác, và một cộng đồng cực mạnh và rất hỗ trợ giúp đỡ nhau.
Các tổ chức xã hội của người Do Thái được coi là một hình mẫu tấm gương cho tất cả các nhóm dân tộc khác. Điều đó đã giúp những người Do Thái ở khắp mọi nơi và đặc biệt là ở Mỹ, luôn luôn cởi mở hơn so với các quốc gia khác và cung cấp cơ hội bình đẳng, trong khi mặt khác thì không hỗ trợ về cá nhân.
Làm thế nào để các tổ chức cộng đồng giúp đỡ những người khác thành công trong kinh doanh ?
Sự giúp đỡ lẫn nhau cho phép người Do Thái nghèo học hành. Gia đình của tôi là một ví dụ về những gì đã xảy ra với hàng triệu người. Ông tôi đến Nữu Ước với hai đô la trong túi của ổng. Ông đã bán bút chì, và sau đó là bán những chiếc quần và sau đó là bán những thứ khác, và trong khi chờ đợi học thì ông học tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và ông cũng thiếp lập và mở rộng các mối quan hệ.
Ông ấy có năm đứa con, và gia đình ông đã có một cửa hàng nhỏ ở Brooklyn. Họ có được sự giúp đỡ từ tổ chức Do Thái HIAS, cho phép họ được học hành. Họ rất nghèo đến nỗi không có tiền mua sách giáo khoa, vì vậy các anh chị em giúp đỡ lẫn nhau. Cha của tôi là người trẻ nhất, và cho đến khi ông bắt đầu đi học tại các trường đại học thì bốn anh chị đã biết cách quản lý để đời sống ổn định, do đó tất cả họ đều đã giúp ông hoàn thành sự nghiệp học vấn ngành y tế của mình.
Người Do Thái đã phải vượt trội để tồn tại, Avia Spivak, một giáo sư kinh tế Ngân hàng và trước đây là phó Thống Đốc Israel cho biết. Tôi đã từng có một sinh viên gốc Nga, em này đã nói với tôi rằng cha mẹ của em đã nói với em là, Con phải là người tài giỏi nhất, bởi vì sau đó thì con có thể có được một vai trò nhỏ.
Đó là tình hình của người Do Thái ở nước ngoài, và cũng tương tự như ở Mỹ cho tới khi những thập niên năm 1960. Các trường đại học xịn nhất đã không chấp nhận các sinh viên Do Thái, do đó các em học sinh người Do Thái đã cố gắng học hành cày cuốc trong các trường đại học cộng đồng và có điểm số cao nhất. Khi sự phân biệt đối xử biến mất, những người Do Thái nhảy vượt lên hàng đầu.
Đó có phải là lý do họ đã thành công ở Mỹ hơn ở những nơi khác ?
Sự phân biệt kỳ thị đối xử giảm đi ở hầu hết các quốc gia. Tôi nghĩ rằng người Do Thái đã thành công ở nước Mỹ Hoa Kỳ vì lý do đặc biệt bởi vì chủ nghĩa tư bản là điều tốt cho người Do Thái. Người Do Thái có xu hướng kinh doanh, người do thái học hỏi nhiều hơn và có nhận thức nhanh chóng, người do thái biết làm thế nào để nắm bắt được cơ hội và có các kỹ năng kết nối các mạng lưới quan hệ. Một môi trường cạnh tranh đối với người Do Thái là một lợi thế.
Đó có phải là lý do người Israel không giàu như người Do Thái Mỹ ?
Tôi nghĩ rằng thiên tài người Do Thái - đó không phải là một vấn đề di truyền nhưng là một vấn đề văn hóa được bày tỏ ở Israel trong những lĩnh vực khác. Người Do Thái ở Hoa Kỳ đến một quốc gia có cơ sở hạ tầng ổn định và vững chắc. Ở Israel thì người Do Thái đã phải xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng ngay từ ban đầu, trong điều kiện rất khắc nghiệt gian khổ.
Chính phủ làm tổn thương tiền viện trợ, nhưng điều đó vẫn sẽ tiếp tục
Không có nghi ngờ gì về sự thành công lớn của người Mỹ Do Thái đã giúp người Do Thái sống sót tồn tại ở tổ quốc Israel.
Sự giúp đỡ thì vượt ra ngoài sự đóng góp thực tế, Caspi nói. Các viện trợ lớn của liên bang đến chủ yếu nhờ vào áp lực của người Do Thái. Các doanh nhân Israel sử dụng kết nối của họ ở Mỹ để mở cửa thị trường và huy động vốn đầu tư, đặc biệt là cho ngành công nghiệp đầu tư đầy mạo hiểm.
Sự trợ giúp của Mỹ tăng cường sự kết nối giữa hai cộng đồng - mà cùng nhau chiếm khoảng 80% dân số người Do Thái - mà còn tạo ra cảm giác khó chịu ở cả hai phía: Người Mỹ xem Israel như là một nơi trú ẩn cho một ngày mưa và cảm thấy cam kết giúp đỡ nhà nước, nhưng một số cảm thấy tiền của họ đang bị lãng phí do mục đích sai, người Israel sống trong nỗi lo lắng sợ hãi về những gì sẽ xảy ra nếu và khi sự trợ giúp dừng lại. Nỗi sợ hãi ngày càng tăng cao, với một phần ba số người Do Thái kết hôn với người Mỹ là dân ngoại và nói rằng họ cảm thấy ít kết nối với Israel.
Quốc gia Israel có thể đã được thành lập và đã có thể sống sót mà không cần tới sự trợ giúp của Hoa Kỳ Mỹ, nhưng sẽ nghèo khó hơn, Halperin nói. Có những khu vực, như giáo dục đại học, trong đó thì tiền viện trợ là rất quan trọng - và nếu sự tài trợ tài chính đột nhiên biến mất, mọi thứ sẽ rất là khó khăn.
Mỗi khi có tranh cãi giữa chính phủ Israel và người Do Thái ở nước Mỹ, những người nổi tiếng của Israel và Hoa Kỳ cảnh báo rằng, một ngày nào đó họ sẽ chịu đựng quá đủ rồi và sẽ dừng lại tiền viện trợ và không đóng góp nữa. Liệu điều đó có thể xảy ra ?
Phạm vi của tiền tài trợ đang giảm dần trong vài năm qua, Halperin nói. Người Do Thái có một cảm giác thuộc về xã hội Hoa Kỳ và quyên góp giúp đỡ cho các tổ chức của Mỹ. Họ muốn nhìn thấy tên tuổi của họ tại một viện bảo tàng ở Nữu Ước chứ không phải là ở trong một khu bảo tàng ở Jerusalem.
Khi nạn diệt chủng người do thái Holocaust trở nên xa vời hơn, nỗi lo lắng sợ hãi cho sự tồn tại của tổ quốc Israel giảm xuống. Ngoài ra, thì Israel không còn được coi là một quốc gia nghèo và người Mỹ thì có vấn đề riêng của chính bản thân họ : . . Cuộc khủng hoảng tài chính và giáo dục tại Hoa Kỳ, mà ngày càng trở nên đắt tiền và chi phí hơn. Các khoản đóng góp tài trợ cho Israel sẽ dần dần giảm xuống, và cuối cùng có thể biến mất hoàn toàn.
Nhưng thật khó cho tôi để tin rằng các khoản đóng góp tài trợ sẽ biến mất cùng một lúc vì một cuộc khủng hoảng chính trị. Có vẻ như chính phủ của chúng tôi đang cố gắng để làm cho điều đó xảy ra với tất cả sức mạnh, nhưng may mắn thay, điều đó thậm chí không thể làm được điều ấy.
No comments:
Post a Comment